Khoa học với chúng em

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021, trường Tiểu học Trần Nhật Duật đã tổ chức chuyên đề ở nhiều khối lớp, trên nhiều lĩnh vực bộ môn khác nhau. Chiều ngày 18/3/2021, nhà trường đã tổ chức thành công chuyên đề Khoa học theo phương pháp Bàn tay nặn bột với tên bài “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt” do cô giáo Nguyễn Phương Thảo – GVCN lớp 4G trực tiếp giảng dạy.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021, trường Tiểu học Trần Nhật Duật đã tổ chức chuyên đề ở nhiều khối lớp, trên nhiều lĩnh vực bộ môn khác nhau. Chiều ngày 18/3/2021, nhà trường đã tổ chức thành công chuyên đề Khoa học theo phương pháp Bàn tay nặn bột với tên bài “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt” do cô giáo Nguyễn Phương Thảo – GVCN lớp 4G trực tiếp giảng dạy. Tham dự chuyên đề có các đồng chí trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường và các con học sinh lớp 4G.

Thích khám phá khoa học là một trong những đặc trưng tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học. Có lẽ chính vì vậy mà các giờ khoa học luôn đem lại cảm xúc hứng thú và không khí sôi nổi cho học sinh khối lớp 4 của trường Tiểu học Trần Nhật Duật.

Ngay từ phần khởi động của tiết học, cô và trò lớp 4G đã tạo được không khí đầy sôi nổi hào hứng với bài hát “Điều kì lạ quanh ta.

Chúng mình cùng múa hát thật vui nào!

Ở bài Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, cô giáo Phương Thảo đã thể hiện rõ đặc trưng của phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với phong cách dạy nhẹ nhàng, gần gũi, cô giáo đã khéo léo đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề, giúp học sinh nêu lên những suy nghĩ, nhận thức ban đầu về các sự vật, hiện tượng mới. 

Giáo viên giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm

 

 

Các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng sáng tạo trong phần thảo luận nhóm 

Các con học sinh tự tin lên trình bày kết quả thí nghiệm

Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy học được cô giáo thay đổi linh hoạt, tránh sự nhàm chán cho học sinh. Việc kết hợp các đồ dùng dạy học hiện đại, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin đã khiến cho tiết học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, các con học sinh sôi nổi, hào hứng tham gia tiết dạy. Đặc biệt, phần thực hành thí nghiệm là phần các con thích thú nhất. Theo hướng dẫn của giáo viên, các con học sinh được tự tay đo nhiệt độ, quan sát và so sánh các mẫu vật trước và sau khi thí nghiệm. Nhưng quan trọng nhất là các em đã nhận thức đúng đắn về bản chất của vấn đề, có những ý kiến đánh giá tương đối chính xác. Phần trình bày nội dung thảo luận của các nhóm đã thể hiện rõ nét tự tin vào nhận thức tốt.

Đại diện nhóm điều hành phần thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của cô giáo

Chúng mình cùng làm thí nghiệm nào!

Giáo viên khéo léo sử dụng hình ảnh để truyền tải kiến thức tới học sinh

Tiết học còn cuốn hút ở hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học”. Những trò chơi được tổ chức thay thế cho những câu hỏi truyền thông và khô cứng chính là yếu tố để tạo nên hiệu quả cao cho một giờ dạy.

Các con học sinh hào hứng, sôi nổi trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi “Tôi là ai”

Tham dự tiết Chuyên đề Khoa học lớp 4 của cô giáo Nguyễn Phương Thảo, giáo viên các khối lớp đều có chung nhận xét: giờ dạy rất sinh động; học sinh chủ động, hào hứng tham gia các thí nghiệm, tự tin rút ra kết luận cho bài học. Sự tự tin và chủ động của các em là kết quả của sự rèn giũa hàng ngày trong từng tiết học của mỗi giáo viên, là những năng lực cần thiết cho các em sau này.

Tin và ảnh: Ban biên tập website - Trường Tiểu học Trần Nhật Duật

Lượt xem: 680
Thông báo
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 68
Hôm qua : 519
Tháng 04 : 6.344
Năm 2024 : 81.075